
Hàng năm, sau tiết Hạ Chí là chúng ta bước vào thời điểm nóng nực nhất của một năm. Người Hàn Quốc gọi ba ngày nóng nhất (hay ba tiết khí nóng nhất) trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 âm lịch là 삼복 (Tam Phục), gồm có 초복 (Sơ Phục), 중복 (Trung Phục) và 말복 (Mạt Phục). Sambok là một khía cạnh văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc, hãy cùng chúng mình tìm hiểu rõ hơn nhé!
1. Tìm hiểu về Sambok
Sambok là tiết khí trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 âm lịch. Cỡ hai, ba tuần sau tiết hạ chí, tức là ngày có khoảng thời gian ban ngày dài nhất trong năm, sẽ đến ngày nóng thứ nhất là Chobok (Sơ phục). 10 ngày sau tiết Chobok sẽ đến ngày nóng thứ hai là Jungbok (Trung phục). Và ngày nóng thứ ba Malbok, tức "Mạt phục" thường rơi vào quãng sau tiết lập thu. Người Hàn Quốc gọi ba ngày nóng nhất (hay ba tiết khí nóng nhất) trong khoảng thời gian này là Sambok (Tam Phục).

Bok-nal có nghĩa là ngày mà âm-khí muốn vươn lên nhưng lại bị dương khí khống chế khuất phục. Chữ “bok” âm Hán là “phục” giống như “người nằm phủ phục như cẩu", ở đây có nghĩa là khí vận Kim của mùa Thu khuất phục trước khí vận Hỏa của mùa Hạ. Ý muốn nói cái nóng của mùa hè nóng đến nỗi lấn át cả cái mát lạnh của mùa thu làm cho cái cái mát lạnh của mùa thu phải phủ phục. Bằng cách sử dụng từ "bok" (伏), có nghĩa là "phục tùng" với ý nghĩa cơn gió mát lạnh của mùa thu đã khuất phục ba lần dưới ngọn lửa nóng nực của mùa hè ". Vì vậy người ta gọi ba tiết khí này là Sambok.
2. Tiết Sambok bắt đầu từ khi nào?
Sambok bắt đầu từ thời nhà Tần ở Trung Quốc, và thuật ngữ "Sambok" được đặt ra vì đây là thời kỳ nóng nhất trong năm. Sambok (Tam phục) cũng được tìm thấy trong các ghi chép từ triều đại Joseon. Vào ngày Sambok, hoàng cung ban thưởng cho các quan chức cấp cao băng đá để giúp họ vượt qua cái nóng. Băng đá rất hiếm, vì vậy đó là một đặc ân dành cho các quan chức lớn, còn những người dân thường thì họ thường sống ở khe suối hoặc bờ sông để làm giảm cái nóng, mặc áo xô gai và nằm ngủ lên gối làm bằng tre.
Thời gian diễn ra tiết Sambok
Sambok không tính theo âm lịch mà thường được tính theo dương lịch nên thường rơi vào khoảng từ tiểu thử (8/7 dương lịch) đến xử thử (23/8 dương lịch).
Vì Bok-nal diễn ra cách quãng 10 ngày một lần, nên khoảng thời gian từ Sơ phục đến Mạt phục phải mất 20 ngày. Theo cách này, nếu Tam phục rơi vào 20 ngày, nó được gọi là Maebok (Mạt phục), vì Mạt phục rơi vào quãng sau tiết lập thu, nếu khoảng thời gian giữa Trung phục và Mạt phục là 20 ngày, có nghĩa là đã sang một tháng mới nó được gọi là Wolbok (Nguyệt phục).
3. Những món ăn ngày hè
Tiết Tam Phục là thời gian nghỉ ngơi bên các dòng nước mát lạnh, thưởng thức những món ăn ngon miệng để giải khuây và bồi bổ sức khỏe. Sau đây là những món ăn tiêu biểu mùa hè của người Hàn Quốc.
Gà tần sâm
Nói đến món ăn giải nhiệt bồi bổ khí huyết trong tiết Tam phục của người Hàn Quốc thì không thể không kể đến Samgyetang (món gà tần sâm). Từ xa xưa, thịt gà đã được ghi chép trong Donguibogam (Đông y bảo giám) là món ăn có tính ấm, có tác dụng giữ ổn định đường ruột, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, vào ngày sambok, mọi người thường ăn nhiều món ăn có thịt gà, chẳng hạn như gà kho cay, súp gà. Đây đều là những món ăn được biết đến là những thực phẩm tốt cho sức khỏe vì nó có chứa rất nhiều axit amin, protein và Collagen.

* Tại sao samgyetang (món gà tần sâm) lại được yêu thích vào ngày Sambok (Tam phục)?
Xưa kia, cứ mỗi khi tới tiết Tam phục là người Hàn Quốc đã chịu đựng cái nóng bằng cách ăn thức ăn nóng như samgyetang trong thời tiết nóng bức theo lối lấy nóng trị nóng. Tại sao samgyetang (món gà tần sâm) lại được yêu thích trong tiết Tam phục? Lí do là bởi vì đây là món ăn có nhiều dinh dưỡng. Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, mọi người thường có cảm giác vô vị, không muốn ăn gì. Khi nhiệt độ tăng cao và nắng nóng liên tục, cơ thể chúng ta sẽ giải phóng nhiệt bằng cách đổ mồ hôi để duy trì thân nhiệt. Lúc này, độ ẩm và khoáng chất trong cơ thể bị mất cân bằng khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi. Thịt gà, thành phần của samgyetang, rất giàu protein và giúp tăng cường miễn dịch. Vì vậy, vào những ngày này cần bổ sung dinh dưỡng bằng món ăn tốt cho sức khỏe món samgyetang (món gà tần sâm) với những nguyên liệu là thịt gà hầm với nhân sâm, gạo nếp, hạt dẻ, táo tàu, tỏi.
Mì lạnh

Mì lạnh được làm từ bột kiều mạch và bột khoai tây, khoai lang. Món mì còn có thêm các thành phần thịt bò thái lát, lê, trứng, dưa chuột…Người ta sẽ dùng món mì này với nước dùng có màu đỏ au, tạo vẻ ngoài rất hấp dẫn. Đặc biệt, khi ăn người ta sẽ cho thêm đá vào tô mì nên các thành phần của món ăn sẽ có độ mát lạnh đặc trưng, thích hợp để giải nhiệt trong những ngày hè oi bức.
Mì đậu nành

Kongguksu có nghĩa đen là “mì nước đậu nành”. Món ăn này được chế biến từ nước dùng được làm từ sữa đậu nành nguyên chất, hòa quyện cùng các loại gia vị tinh tế, mang đến hương vị thanh đạm, mát lạnh. Sợi mì thường được dùng là mì somyeon (섬면) – một loại mì sợi nhỏ, màu trắng, được làm từ tinh bột khoai lang hoặc bột sắn dây của Hàn Quốc. Vào mùa hè nóng bức, người Hàn thường dùng sữa đậu nành để giải nhiệt và kết hợp với mì, tạo nên một món ăn đơn giản nhưng thơm ngon.
Patbingsu
Bingsu chính là món đá bào ăn kèm với nhiều loại topping với hương vị ngọt ngào. Món patbingsu truyền thống ở Hàn Quốc sẽ sử dụng topping chủ đạo là đậu đỏ, ngoài ra còn có nhiều loại đa dạng khác như bánh ngọt, socola, mật ong, siro, trái cây… để tạo hương vị hấp dẫn. Vào những ngày hè nóng bức thì ăn patbingsu chính là cách giải nhiệt nhanh nhất với người Hàn.

Sambok - Tam Phục là một nét đặc trưng sâu sắc của văn hóa Hàn Quốc, là khoảng thời gian đặc biệt được người dân nơi đây chờ đợi để cùng gia đình và bạn bè thưởng thức những món ăn truyền thống và tận hưởng những hoạt động ngoài trời. Nó không chỉ đơn thuần là ba ngày nóng nhất trong năm, mà còn là dịp để khám phá những giá trị văn hóa sâu sắc và niềm kiêu hãnh dân tộc. Sambok gợi nhớ về tinh thần gắn kết của cộng đồng và tôn vinh sự kết nối mạnh mẽ giữa con người với thiên nhiên.
Hàng năm, sau tiết Hạ Chí là chúng ta bước vào thời điểm nóng nực nhất của một năm. Người Hàn Quốc gọi ba ngày nóng nhất (hay ba tiết khí nóng nhất) trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 âm lịch là 삼복 (Tam Phục), gồm có 초복 (Sơ Phục), 중복 (Trung Phục) và 말복 (Mạt Phục). Sambok là một khía cạnh văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc, hãy cùng chúng mình tìm hiểu rõ hơn nhé!
1. Tìm hiểu về Sambok
Sambok là tiết khí trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 âm lịch. Cỡ hai, ba tuần sau tiết hạ chí, tức là ngày có khoảng thời gian ban ngày dài nhất trong năm, sẽ đến ngày nóng thứ nhất là Chobok (Sơ phục). 10 ngày sau tiết Chobok sẽ đến ngày nóng thứ hai là Jungbok (Trung phục). Và ngày nóng thứ ba Malbok, tức "Mạt phục" thường rơi vào quãng sau tiết lập thu. Người Hàn Quốc gọi ba ngày nóng nhất (hay ba tiết khí nóng nhất) trong khoảng thời gian này là Sambok (Tam Phục).
Bok-nal có nghĩa là ngày mà âm-khí muốn vươn lên nhưng lại bị dương khí khống chế khuất phục. Chữ “bok” âm Hán là “phục” giống như “người nằm phủ phục như cẩu", ở đây có nghĩa là khí vận Kim của mùa Thu khuất phục trước khí vận Hỏa của mùa Hạ. Ý muốn nói cái nóng của mùa hè nóng đến nỗi lấn át cả cái mát lạnh của mùa thu làm cho cái cái mát lạnh của mùa thu phải phủ phục. Bằng cách sử dụng từ "bok" (伏), có nghĩa là "phục tùng" với ý nghĩa cơn gió mát lạnh của mùa thu đã khuất phục ba lần dưới ngọn lửa nóng nực của mùa hè ". Vì vậy người ta gọi ba tiết khí này là Sambok.
2. Tiết Sambok bắt đầu từ khi nào?
Sambok bắt đầu từ thời nhà Tần ở Trung Quốc, và thuật ngữ "Sambok" được đặt ra vì đây là thời kỳ nóng nhất trong năm. Sambok (Tam phục) cũng được tìm thấy trong các ghi chép từ triều đại Joseon. Vào ngày Sambok, hoàng cung ban thưởng cho các quan chức cấp cao băng đá để giúp họ vượt qua cái nóng. Băng đá rất hiếm, vì vậy đó là một đặc ân dành cho các quan chức lớn, còn những người dân thường thì họ thường sống ở khe suối hoặc bờ sông để làm giảm cái nóng, mặc áo xô gai và nằm ngủ lên gối làm bằng tre.
Thời gian diễn ra tiết Sambok
Sambok không tính theo âm lịch mà thường được tính theo dương lịch nên thường rơi vào khoảng từ tiểu thử (8/7 dương lịch) đến xử thử (23/8 dương lịch).
Vì Bok-nal diễn ra cách quãng 10 ngày một lần, nên khoảng thời gian từ Sơ phục đến Mạt phục phải mất 20 ngày. Theo cách này, nếu Tam phục rơi vào 20 ngày, nó được gọi là Maebok (Mạt phục), vì Mạt phục rơi vào quãng sau tiết lập thu, nếu khoảng thời gian giữa Trung phục và Mạt phục là 20 ngày, có nghĩa là đã sang một tháng mới nó được gọi là Wolbok (Nguyệt phục).
3. Những món ăn ngày hè
Tiết Tam Phục là thời gian nghỉ ngơi bên các dòng nước mát lạnh, thưởng thức những món ăn ngon miệng để giải khuây và bồi bổ sức khỏe. Sau đây là những món ăn tiêu biểu mùa hè của người Hàn Quốc.
Gà tần sâm
Nói đến món ăn giải nhiệt bồi bổ khí huyết trong tiết Tam phục của người Hàn Quốc thì không thể không kể đến Samgyetang (món gà tần sâm). Từ xa xưa, thịt gà đã được ghi chép trong Donguibogam (Đông y bảo giám) là món ăn có tính ấm, có tác dụng giữ ổn định đường ruột, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, vào ngày sambok, mọi người thường ăn nhiều món ăn có thịt gà, chẳng hạn như gà kho cay, súp gà. Đây đều là những món ăn được biết đến là những thực phẩm tốt cho sức khỏe vì nó có chứa rất nhiều axit amin, protein và Collagen.
* Tại sao samgyetang (món gà tần sâm) lại được yêu thích vào ngày Sambok (Tam phục)?
Xưa kia, cứ mỗi khi tới tiết Tam phục là người Hàn Quốc đã chịu đựng cái nóng bằng cách ăn thức ăn nóng như samgyetang trong thời tiết nóng bức theo lối lấy nóng trị nóng. Tại sao samgyetang (món gà tần sâm) lại được yêu thích trong tiết Tam phục? Lí do là bởi vì đây là món ăn có nhiều dinh dưỡng. Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, mọi người thường có cảm giác vô vị, không muốn ăn gì. Khi nhiệt độ tăng cao và nắng nóng liên tục, cơ thể chúng ta sẽ giải phóng nhiệt bằng cách đổ mồ hôi để duy trì thân nhiệt. Lúc này, độ ẩm và khoáng chất trong cơ thể bị mất cân bằng khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi. Thịt gà, thành phần của samgyetang, rất giàu protein và giúp tăng cường miễn dịch. Vì vậy, vào những ngày này cần bổ sung dinh dưỡng bằng món ăn tốt cho sức khỏe món samgyetang (món gà tần sâm) với những nguyên liệu là thịt gà hầm với nhân sâm, gạo nếp, hạt dẻ, táo tàu, tỏi.
Mì lạnh
Mì lạnh được làm từ bột kiều mạch và bột khoai tây, khoai lang. Món mì còn có thêm các thành phần thịt bò thái lát, lê, trứng, dưa chuột…Người ta sẽ dùng món mì này với nước dùng có màu đỏ au, tạo vẻ ngoài rất hấp dẫn. Đặc biệt, khi ăn người ta sẽ cho thêm đá vào tô mì nên các thành phần của món ăn sẽ có độ mát lạnh đặc trưng, thích hợp để giải nhiệt trong những ngày hè oi bức.
Mì đậu nành
Kongguksu có nghĩa đen là “mì nước đậu nành”. Món ăn này được chế biến từ nước dùng được làm từ sữa đậu nành nguyên chất, hòa quyện cùng các loại gia vị tinh tế, mang đến hương vị thanh đạm, mát lạnh. Sợi mì thường được dùng là mì somyeon (섬면) – một loại mì sợi nhỏ, màu trắng, được làm từ tinh bột khoai lang hoặc bột sắn dây của Hàn Quốc. Vào mùa hè nóng bức, người Hàn thường dùng sữa đậu nành để giải nhiệt và kết hợp với mì, tạo nên một món ăn đơn giản nhưng thơm ngon.
Patbingsu
Bingsu chính là món đá bào ăn kèm với nhiều loại topping với hương vị ngọt ngào. Món patbingsu truyền thống ở Hàn Quốc sẽ sử dụng topping chủ đạo là đậu đỏ, ngoài ra còn có nhiều loại đa dạng khác như bánh ngọt, socola, mật ong, siro, trái cây… để tạo hương vị hấp dẫn. Vào những ngày hè nóng bức thì ăn patbingsu chính là cách giải nhiệt nhanh nhất với người Hàn.
Sambok - Tam Phục là một nét đặc trưng sâu sắc của văn hóa Hàn Quốc, là khoảng thời gian đặc biệt được người dân nơi đây chờ đợi để cùng gia đình và bạn bè thưởng thức những món ăn truyền thống và tận hưởng những hoạt động ngoài trời. Nó không chỉ đơn thuần là ba ngày nóng nhất trong năm, mà còn là dịp để khám phá những giá trị văn hóa sâu sắc và niềm kiêu hãnh dân tộc. Sambok gợi nhớ về tinh thần gắn kết của cộng đồng và tôn vinh sự kết nối mạnh mẽ giữa con người với thiên nhiên.